Theo dã sử, vào đời nhà Thanh, do không chịu nổi ách thống trị của người ngoại tộc, nên nhiều người nhà Minh đã dời bỏ quê hương tới các nước láng giềng làm ăn sinh sống. Trong đó có 40 dòng họ người Trung Hoa thuộc các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, di cư đến Phố Hiến. Trong 40 dòng họ đó có 26 dòng họ vào Trung Và Nam Kỳ, còn 14 dòng họ ở lại Phố Hiến làm ăn, buôn bán. Theo tục truyền của người Trung Hoa thì cứ ở đâu có người Hoa, ở đó có Đông Đô Quảng Hội.
Đông Đô Quảng Hội được xây dựng năm 1590 trên một khu đất rộng đẹp, thiết kế theo kiểu chữ Nhị (ngày nay chỉ còn toà hậu cung thờ tam Thánh). Toàn bộ nguyên vật liệu, đồ tế khí… được vận chuyển từ Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến sang bằng đường biển theo các thương nhân và được 14 dòng họ Trung Hoa và người dân Phố Hiến dựng lên.
Đặc biệt Đông Đô Quảng Hội còn lưu giữ nhiều đồ tế tự quý hiếm như: bát hương men Lam Ngọc thời càn Long, chiếc đèn Đồng thế Kỉ 17 do người Đức sản xuất, bộ đồ thờ ngũ sự bằng đồng thau, đều đem từ Trung Quốc sang.
Hàng năm lễ dâng hương, tế lế và lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đến Đông Đô Quảng Hội du khách như được tìm về Phố Hiến sầm uất một thời, được trải nghiệm những nét độc đáo trong kiến trúc của di tích cũng như hiểu thêm về văn hóa, nét sinh hoạt của người dân Phố Hiến xưa.
Lê Tùng