Nguyễn Đình Nghị – Một danh nhân sân khấu tiêu biểu

Nguyễn Đình Nghị sinh năm 1883 tại làng Thụy Lôi (nay thuộc xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên). Quê ông là một vùng có truyền thống văn hóa dân gian như hội hè, diễn xướng. Đây là một trong những nơi có nhiều nghệ sĩ của chiếng Chèo Đông và chiếng Chèo Nam. […]

Nguyễn Đình Nghị sinh năm 1883 tại làng Thụy Lôi (nay thuộc xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên). Quê ông là một vùng có truyền thống văn hóa dân gian như hội hè, diễn xướng. Đây là một trong những nơi có nhiều nghệ sĩ của chiếng Chèo Đông và chiếng Chèo Nam. Lớn lên, Nguyễn Đình Nghị yêu Chèo, chọn sân khấu Chèo là nghề nghiệp, là lẽ sống và suốt đời gắn bó với nghệ thuật Chèo.

Không dừng lại ở các tích Chèo xưa khi nhu cầu thưởng thức của công chúng đã biến đổi, Nguyễn Đình Nghị đã sáng tác nhiều vở mới, và đưa chèo của mình ra thành phố diễn trong các rạp ở Hà Nội, Hải Phòng. Ông đề xướng và thực hiện Chèo cải lương (diễn Chèo có sân khấu thay cho chiếu trời sân đình) và sáng tác, chỉnh biên trên 60 vở theo xu hướng đó. Có thể nói Nguyễn Đình Nghị làm sống lại nghệ thuật Chèo cho phù hợp với hoàn cảnh nghệ thuật thời kỳ hiện đại (những năm 20- 30 của thế kỷ XX).
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông về quê ở. Năm 1948, Thiếu tướng Nguyễn Sơn cho người về đón ông vào Thanh Hóa để viết kịch cho quân đội . Sau đó ông có lên Yên Bái dạy viết kịch cho các lớp đào tạo văn công, rồi lại trở vào Thanh Hóa cùng với con trai là Nguyễn Đình Thiết đang lãnh đạo đoàn văn công Liên khu 4.
Ông sinh được 10 người con, nhưng chỉ có người con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Định suốt đời hoạt động theo nghiệp Chèo. Trong kháng chiến chống Pháp, bà làm ở các đoàn văn công , đến năm 1958 chuyển sang giảng dạy ở trường âm nhạc Việt Nam. Tác phảm của ông gồm có;

  • Một trận cười (Chèo), 1924
  • Trận cười thứ hai (chèo),1924
  • Trận cười thứ ba (Chèo),1925
  • Trận cười thứ tư (Chèo),1925
  • Thiên chúa giáng sinh (Chèo)1926

Trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Nghị đều phảng phất một tinh thần yêu nước, thức tỉnh lòng tự hào dân tộc của quần chúng nhân dân. Năm 1931, tại Hà Nội, ông cho diễn vở Kêu rằng mình oan, trong vở có câu “ Hỡi ai con lạc cháu Hồng – đứng lên đòi lại non sông của mình”, nên bị giặc Pháp bắt giam gần hai tháng.
Nguyễn Đình Nghị có một sự nghiệp nghệ thuật và văn chương sân khấu Chèo đồ sộ. Là một tác giả kịch bản, Nguyễn Đình nghị rất thành công với những tác phẩm giàu tính hiện thực, tính chiến đấu và tính nhân văn. Là một nhà cách tân Chèo, những đóng góp của ông thật là to lớn. Ông xứng đáng được ghi nhận là người có công hàng đầu trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Chèo, vì ông đã chèo lái con thuyền trong cơn sóng gió khủng hoảng nghệ thuật Chèo và đã đưa con thuyền tới bờ bến mới bằng việc đề xướng và thực hiện thành công Chèo cải lương.

 TTTTXTDLHY






TIN BÀI LIÊN QUAN