CHỢ NÔM – DẤU ẤN VĂN HÓA VIỆT

Ngày đăng: 16/01/2018
“Cái Bống đi chợ Cầu Nôm Sao mày không rủ cái Tôm đi cùng Cái Tôm nó giãy đùng đùng Nó trôi ra bể lấy chồng lái buôn” ­­        Đó chính là câu ca mà bất cứ người dân nào của quê hương làng Nôm cũng thuộc. Nếu ai đã từng một lần […]

 

“Cái Bống đi chợ Cầu Nôm
Sao mày không rủ cái Tôm đi cùng
Cái Tôm nó giãy đùng đùng
Nó trôi ra bể lấy chồng lái buôn”

­­
       Đó chính là câu ca mà bất cứ người dân nào của quê hương làng Nôm cũng thuộc. Nếu ai đã từng một lần ghé thăm làng Nôm thì chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được những dấu ấn lịch sử văn hóa khi đến đó. Quần thể di tích làng Nôm – chùa Nôm – đình Nôm – cầu Nôm – chợ Nôm tạo nên một bức tranh làng quê truyền thống, yên bình và cổ kính, mang nét đặc trưng tiêu biểu của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.  Một trong những điểm nhấn tiêu biểu trong bức tranh làng quê đó là chợ Nôm. Chợ Nôm, nằm trước cửa chùa Nôm, chợ Nôm hay còn gọi là chợ phiên, một nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người dân làng Nôm.


Chợ Nôm nằm ở phía đông bắc, cách làng một con sông. Chợ họp tháng 12 phiên,
  Xưa kia, chợ là một trong những trung tâm điều tiết nhịp sống của một làng buôn đồng nổi tiếng.

 Chợ Nôm có từ thời Lê, được trùng tu lại vào thời Nguyễn. Trước kia, chợ Nôm chính là phiên chợ nổi tiếng để trao đổi buôn bán nguyên liệu cho thợ đúc đồng của cả khu vực. Thời đó cả làng Nôm có tới 70% hộ làm thợ buôn bán đồng. Người làng Nôm thường lấy hàng đúc trong vùng đi rao bán khắp nơi rồi thu gom đồng nát lại hoặc đổi cho các làng đúc, nhờ những hoạt động buôn bán mà làng Nôm trở nên giàu có hơn các làng trong xã. Trong quy hoạch làng Việt cổ đồng bằng Bắc bộ, chợ (và chùa) bao giờ cũng nằm bên ngoài làng. Đó là “đặc khu” mở của một làng Việt luôn có xu hướng phòng thủ, khép kín. Một vị trí thật lý tưởng thể hiện nguyên tắc quy hoạch truyền thống. Chợ nằm trên bãi đất rộng chừng 2 mẫu Bắc Bộ trước cửa chùa, dưới tán 4 cây cổ thụ (gạo, đa, muỗm); họp tháng 12 phiên, vào các ngày có số cuối là: 1,4,6,9,11,14,16… Xưa kia, chợ là một trong những trung tâm điều tiết nhịp sống của một làng buôn đồng nổi tiếng. Nay chợ Nôm không còn sầm uất như xưa nữa và nó cũng không còn là chợ dành riêng cho buôn bán đồng nát và các sản phẩm bằng đồng. Đến năm 1997, chợ được dựng lại và có quy mô như ngày nay với hai dãy nhà cấp 4 và năm khu bán đồ tạp hóa.
Chợ Nôm ngày nay thuần túy như những chợ miền quê khác, người dân các xã trong huyện mang các sản phẩm nông nghiệp và hàng tiêu dùng đến trao đổi. Với sự mộc mạc, dân dã, rêu phong theo năm tháng, chợ Nôm đã làm tốn biết bao giấy mực của các thi sĩ.

“Năm ngày hai buổi chợ Nôm
Nhớ cô hàng xén có con mắt cười
Hàng em có giá không mời
Mà đông khách thế để tôi ngỡ ngàng
Xin em một việc trông hàng
Chỉ nhìn đến lúc chợ tan mới về
Liếc qua vành nón nghiêng che
Núm đồng tiền ấy làm mê lòng người
Chợ chiều ngả bóng chia tay
Tôi nhìn theo mái tóc mây thẫn thờ
Chợ Nôm vẫn có ai chờ
Để cho nhau cái ngẩn ngơ nhớ hoài”

                                                                                                                            Chợ Cầu Nôm- Đình Quỳ                                                                                                                 

Với không gian cổ kính yên bình, cùng những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, làng Nôm nói chung và chợ Nôm nói riêng trở thành điểm đến tham quan du lịch của nhiều du khách thập phương trong và ngoài nước muốn tìm hiểu những nét văn hoá cổ xưa.

TTTTXTDLHY

 
 






TIN BÀI LIÊN QUAN