Văn Lâm: Nhà thờ tổ và đền Đặng Duy Thiều được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

Ngày 13/3, tại thôn Cự Đình, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, xã Việt Hưng đã tổ chức lễ đón bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh nhà thờ tổ họ Đặng và đền thờ Phái Đình Hầu Đặng Duy Thiều. Đón bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh nhà […]

      Ngày 13/3, tại thôn Cự Đình, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, xã Việt Hưng đã tổ chức lễ đón bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh nhà thờ tổ họ Đặng và đền thờ Phái Đình Hầu Đặng Duy Thiều.

Đón bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh nhà thờ tổ họ Đặng và đền thờ Phái Đình Hầu Đặng Duy Thiều

Tới dự có ông Đỗ Tiến Sĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Đặng Minh Ngọc, ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đại tá Nguyễn Chí Công, ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Cùng dự có ông Nguyễn Duy Hưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Tiến Sỹ đã tặng hoa chúc mừng thôn Cự Đình và dòng họ Đặng, thôn Cự Đình.

Cụm di tích nhà thờ tổ họ Đặng và đền thờ Phái Đình Hầu Đặng Duy Thiều được xây dựng năm 1773 dưới thời Lê Trung Hưng. Khi ấy Đặng Duy Thiều đi đánh trận, có công lớn, được vua thăng chức và ban thêm ruộng đất, Đặng Duy Thiều đã mua gỗ, đá để xây dựng nhà thờ tổ và sinh từ của mình. Qua thời gian, di tích bị xuống cấp và được trùng tu tôn tạo nhiều lần, dấu ấn kiến trúc hiện tại là lần đại trùng tu năm 1914…

Dòng họ Đặng ở đất Cự Đình là dòng họ lớn, có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trải qua gần 500 năm đời nào cũng có người thành danh, làm quan. Trong đó Đặng Duy Thiều (sinh năm Quý Sửu 1733) là người đạt tước vị cao nhất, vẻ vang nhất trong dòng họ; có nhiều đóng góp cho triều đình Lê – Trịnh và được phong tới chức Liên Anh tướng quân Tư đô chỉ huy sứ vào năm 1784, tước Phái Đình Hầu năm 1786.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Tiến Sỹ (phải) tặng hoa chúc mừng thôn Cự Đình và dòng họ Đặng

Trải qua 20 đời, các con cháu trong dòng họ sinh sống làm ăn ở nhiều nơi, trong đó có nhiều người thành đạt, tham gia hoạt động và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân sự, ngoại giao, giáo dục, y tế… Cụm di tích là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tuyền thống dòng họ để giáo dục các thế hệ con cháu. Đối với nhân dân, từ xưa đến nay luôn tôn vinh Đặng Duy Thiều là phúc thần, thờ cúng với lòng thành kính nhất.

Từ những giá trị lịch sử, văn hóa đó, tại Quyết định số 3247/QĐ-UBND ngày 30.12.2016, Nhà thờ tổ họ Đặng và Phái Đình Hầu Đặng Duy Thiều đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

 

Thế Vinh: www.hungyentv.vn/

 
 
 






TIN BÀI LIÊN QUAN