Khảo sát phát triển mô hình Làng nghề – Du lịch và Làng di sản – Du lịch tại làng cổ Đại Đồng, huyện Văn Lâm

Ngày đăng: 16/01/2018
Nhằm giới thiệu điểm đến du lịch Văn Lâm, phát triển mô hình Làng di sản – Du lịch, ngày 18/6/2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường đại học Xây dựng ( Hà Nội) tổ chức Chương trình Khảo sát và Hội thảo “phát triển mô hình Làng […]

     Nhằm giới thiệu điểm đến du lịch Văn Lâm, phát triển mô hình Làng di sản – Du lịch, ngày 18/6/2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường đại học Xây dựng ( Hà Nội) tổ chức Chương trình Khảo sát và Hội thảo “phát triển mô hình Làng nghề – Du lịch và Làng di sản – Du lịch trong khu vực đồng bằng sông Hồng” tại làng cổ Đại Đồng, huyện Văn Lâm, với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, kiến trúc, quy hoạch, của các cơ quan quản lý trung ương, địa phương, cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp đầu tư, phát triển du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

Các Đại biểu tham dự Hội thảo khảo sát một số điểm đến tiêu biểu trên địa bàn huyện Văn Lâm   

      Theo chương trình, đoàn đại biểu khảo sát các điểm: làng cổ Đại Đồng (đình Tam Giang, nhà thờ họ, nhà cổ, cầu đá, chợ Nôm, chùa Nôm); bên cạnh đó, đoàn khảo sát Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thái Lạc, làng nghề đúc đồng Lộng Thượng.
Chiều 18/6, Hội thảo “Phát triển mô hình Làng nghề – Du lịch và Làng di sản – Du lịch trong khu vực đồng bằng sông Hồng” được tổ chức tại chùa Nôm. Tới dự có ông Đoàn Văn Hòa – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở VH,TT&DL; ông Phạm Văn Hiệu – Phó Giám đốc Sở VH,TT &DL.

Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

    Theo đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các công ty lữ hành tham gia hội thảo, tỉnh Hưng Yên có tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển loại hình du lịch làng nghề, du lịch di sản. Tuy nhiên, hiện nay loại hình du lịch này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của làng Nôm; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế; sản phẩm làng nghề tuy phong phú nhưng chưa có sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng… Vì vậy, để phát triển loại hình làng di sản – du lịch và làng nghề – du lịch trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến nét đẹp văn hoá làng nghề, nét văn hóa cổ xưa của làng quê trên địa bàn tỉnh; đầu tư cơ sở hạ tầng và mở rộng dịch vụ phục vụ khách du lịch; tuyên truyền vận động người dân tại một số làng nghề, làng cổ gìn giữ nét văn hóa truyền thống của địa phương; xây dựng các sản phẩm làng nghề đặc trưng thu hút khách du lịch…






TIN BÀI LIÊN QUAN