Lễ hội cầu Mưa hay còn gọi là lễ hội Tứ Pháp có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (vị thần nông nghiệp cổ sơ gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho những hiện tượng thiên nhiên là mây, mưa, sấm, chớp). Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng, thể hiện mong ước chinh phục thiên nhiên, cầu mưa thuận gió hòa, cầu phồn thực no đủ, thiên hạ thịnh vượng phồn vinh, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lễ hội biểu dương những giá trị văn hóa, sức mạnh của cộng đồng và là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc.
(Ảnh: Lễ Hội cầu Mưa, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên)
Cũng theo Quyết định, Bộ VHTTDL giao Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Như vậy, tính đến nay tỉnh Hưng Yên có 03 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Hát trống quân, Lễ hội đền Tống Trân (xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) và Lễ hội cầu Mưa (xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm)./.
Doãn Thành
Theo: Ban Quản lý di tích tỉnh
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh